QUỐC HỘI LÀO THÔNG QUA BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỎ TRONG THỜI GIAN QUA VÀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRONG THỜI GIAN TỚI
Tại kỳ họp thứ 5 – Quốc Hội Khóa IX diễn ra từ ngày 26/6/2024 đến 16/7/2024, Quốc Hội Lào đã thông qua nhiều nội dung trọng tâm để xem xét bao gồm báo cáo kết quả điều hành kinh tế của Chính phủ Lào trong 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024; báo cáo phát triển kinh tế-xã hội; báo cáo kế hoạch đầu tư công 2024; báo cáo tài chính ngân sách nửa đầu năm; kết quả thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết khó khăn kinh tế-xã hội, giải quyết vấn đề ma túy; báo cáo dự thảo chiến lược phát triển khoáng sản 10 năm (2021-2030) và tầm nhìn 2035; báo cáo chiến lược bảo trợ xã hội; báo cáo về quản lý nguồn nước quốc gia đến năm 2030.
Tại Nghị quyết số 133/QH Ngày 01/7/2024, Quốc Hội Lào đã thông qua Báo cáo công tác tổ chức thực hiện các Dự án đầu tư khoáng sản trong thời gian qua và kế hoạch tổ chức thực hiện công tác trong thời gian tới gắn với Nghị quyết Kỳ họp Quốc hội số 95/QH, ngày 18 tháng 7 năm 2023 về thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 và Chiến lược phát triển khoáng sản đến năm 2030 trước Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 khóa IX ngày 12 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ.
Theo đó:
Thông qua Báo cáo của Chính phủ về tổ chức thực hiện dự án khoáng sản trong thời gian qua
Kỳ họp Quốc hội đồng ý đối với nội dung Báo cáo của Chính phủ về tổ chức thực hiện dự án đầu tư khoáng sản trong thời gian qua và tiến độ tổ chức thực hiện Nghị quyết Kỳ họp Quốc hội số 95/QH, ngày 18 tháng 7 năm 2023 về thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 và Chiến lược phát triển khoáng sản đến năm 2030 theo đề nghị của Chính phủ.
Thông qua phương hướng và biện pháp tổ chức trong thời gian tới
Kỳ họp Quốc hội đồng ý thống nhất đối với phương hướng tổ chức thực hiện trong thời gian tới của Chính phủ, để đảm bảo triển khai và tổ chức thực hiện Tầm nhìn đến năm 2040 và Chiến lược phát triển khoáng sản đến năm 2030 đi vào chiều sâu, việc quản lý, kiểm tra giám sát dự án đầu khoáng sản trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả, chất lượng, Kỳ họp cho Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ liên quan và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện như sau:
- Phổ biến, tuyên truyền Tầm nhìn đến năm 2040 và Chiến lược phát triển khoáng sản đến năm 2030 và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đi đến địa phương một cách rộng rãi và đồng bộ trên phạm vi toàn quốc để mọi bộ phận liên quan của nhà nước, người phát triển dự án và người dân hiểu và tham gia thực hiện công tác này;
- Xây dựng kế hoạch phát triển khoáng sản 5 năm và kế hoạch năm một cách có trọng điểm đồng thời phân bổ và cung cấp ngân sách trong khoản 500 tỷ kíp vào trong kế hoạch trở thành hiện thực để khảo sát, xây dựng bản đồ địa chất, xác định khu vực, loại khoáng sản sẽ khai thác và bảo tồn lại trong từng giai đoạn theo hướng xây dựng kinh tế độc lập tự chủ;
- Kiểm tra, đánh giá lại tất cả các dự án khai thác khoáng sản của Trung ương và địa phương cấp phép trong thời gian qua với mô hình phổ thông và mô hình thử nghiệm bằng cách chuyển dự án thử nghiệm có hiệu quả thành dự án phổ thông theo đúng quy trình của luật, chọn lọc và cho ngừng dự án không chất lượng, không hiệu quả, dự án kéo dài, nhiều lần gia hạn tìm kiếm thăm dò, dự án gây tác động đến môi trường xã hội và thiên nhiên nặng nề hoặc thực hiện không đúng Luật Khoáng sản Điều 48, 49, 53 và 54 kể cả các dự án có kết quả kiểm tra, đánh giá và có xác nhận của Bộ Năng lượng và Mỏ là không đạt tiêu chuẩn (cấp độ C và C+) cho thực hiện biện pháp theo luật một cách nghiêm túc, dứt khoát, kịp thời đi đến ngừng và chấm dứt dự án;
- Nghiên cứu cấp phép công trình về khoáng sản trong thời gian tới cho thực hiện theo đúng luật một cách nghiêm túc chẳng hạn như Luật Khoáng sản, luạt khác liên quan và phù hợp với Tầm nhìn đến năm 2040 và Chiến lược phát triển khoáng sản đén năm 2030; đối với việc cấp phép dự án khái thác đất hiếm thì cho ngừng phê duyệt dự án mới;
- Nghiên cứu cách và cơ chế đàm phán lại và tính toán lợi ích của Chính phủ sẽ được hưởng từ dự án phát triển khoáng sản, lựa chọn lấy công ty có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, chuyên nghiệp và có năng lực tài chính hoặc lựa chọn qua hình thức đấu thầu theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo lợi ích tối đa cho đất nước;
- Tổ chức thực hiện mục tiêu giảm xuất khẩu khoáng sản thô và xúc tiến, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến khoáng sản một cách trọng điểm để sử dụng trong nước và xuất khẩu đạt mục tiêu của chiến lược phát triển khoáng sản;
- Theo dõi, xúc tiến, khuyến khích và tạo năng lực cho doanh nghiệp nhà nước khoáng sản Lào về chuyên môn, nguồn vốn và điều hành công trình về khoáng sản một cách vững mạnh, tự chủ được và góp phần tích cực xây dựng vững mạnh đất nước;
- Đào tạo và nâng cao kiến thức, năng lực, đạo đức cho nhân sự ngành địa chất và khoáng sản cả về số lượng và chất lượng đồng thời, cung cấp ngân sách để đáp ứng yêu cầu của công việc như đã quy định trong Tầm nhìn đến năm 2040 và Chiến lược phát triển khoáng sản đến năm 2030 tại Kỳ họp Quốc hội đã thông qua;
- Kiểm tra và đánh giá lại Luật và văn bản dưới luật đồng thời nghiên cứu xây dựng và sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quản lý công tác khoáng sản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn;
- Xây dựng và sửa đổi cơ chế phối hợp cụ thể giữa các ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương chẳng hạn là tính chủ động quản lý, kiểm tra giám sát và cung cấp thông tin và …vv một cách hài hòa và thống nhất;
- Báo cáo tiến độ tổ chức thực hiện công tác khoáng sản trong thời gian qua và Nghị quyết Kỳ họp Quốc hội về công tác khoáng sản trước Kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 khóa IX.