Thủ tục đầu tư sang Lào và các lưu ý cho các Doanh nghiệp Việt

Các hình thức đầu tư sang Lào quy định của Pháp luật Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau:

1/ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Lào

2/ Đầu tư theo hình thức hợp đồng tại Lào;

3/ Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế Lào để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

4/ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác; hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác tại nước ngoài;

5) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước CHND Lào.

Các lưu ý về ngành nghề khi đầu tư sang Lào

Các ngành nghề bị cấm đầu tư sang Lào

Các ngành nghề sau đây sẽ bị cấm đầu tư sang Lào:

Thứ nhất, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.

Thứ hai, ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc quy định các đối tượng cấm xuất khẩu. Được quy định tại pháp luật về quản lý ngoại thương.

Thứ ba, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Lào.

Các ngành nghề yêu cầu về điều kiện khi đầu tư sang Lào

Theo quy định hiện hành, các ngành nghề sau đây phải đáp ứng điều kiện về đầu tư. Thì mới được thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào gồm:

1/ Ngân hàng;

2/ Bảo hiểm;

3/ Chứng khoán;

4/ Báo chí, phát thanh, truyền hình;

5/ Kinh doanh bất động sản.

Chi tiết về các điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành nghề trên được quy định tại Điều 72 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Các hình thức đầu tư tại Lào

Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam

Theo pháp Luật Đầu tư Lào quy định: hoạt động đầu tư có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Việt Nam. Và doanh nghiệp hoặc dự án ở Lào có thể là do một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện.

Liên doanh giữa các nhà đầu tư Lào và Việt Nam

Liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được hiểu là sự đầu tư chung giữa nhà đầu tư Lào; và nhà đầu tư Việt Nam. Mục đích nhằm chia sẻ quyền sở hữu và thành lập một pháp nhân. Theo quy định của pháp luật nước CHND Lào.

Tổ chức, hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư liên doanh được xác định trong hợp đồng liên doanh. Và trong Điều lệ hội của pháp nhân được thành lập mới.

Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng giữa pháp nhân Lào và Việt Nam

Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng là thoả thuận hợp tác kinh doanh (HTKD) giữa các pháp nhân Lào và Việt Nam. Việc hợp tác liên doanh bao gồm cả các bên công; và tư thông qua hợp đồng HTKD. Theo luật pháp và quy định của Lào. Việc hợp tác này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mà không phải thành lập một pháp nhân mới; hoặc văn phòng chi nhánh tại Lào. Hợp đồng HTKD nhằm xác định rõ quyền; nghĩa vụ và lợi ích của mỗi bên đối với nhau. Và các bên đối với Chính phủ.

Hợp đồng HTKD tại Lào ký kết trong hợp đồng HTKD theo hợp đồng kể trên phải thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa để phê duyệt, quản lý theo quy định. Và phải được cơ quan có thẩm quyền của Lào công chứng, xác nhận việc lập hợp đồng.

Liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Đây là sự hợp tác giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Nhằm để hoạt động kinh doanh; đồng sở hữu và thành lập một tổ chức mới theo luật pháp Lào.

Tổ chức, hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quan hệ đối tác đó được quy định cụ thể trong thoả thuận liên doanh; và các điều khoản của pháp nhân mới kể trên.

Quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân (PPP)

Đây là một loại hình hợp tác đầu tư giữa cơ quan nhà nước và một bên là tư nhân. Theo hợp đồng liên doanh để thực hiện dự án xây dựng mới. Nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng; hoặc cung cấp dịch vụ công cộng.

Các lĩnh vực, điều kiện và thủ tục hợp tác đầu tư nhà nước và tư nhân được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật riêng của Lào.

Điều kiện để thực hiện việc đầu tư sang Lào

Đầu tư tổng hợp theo loại hoạt động kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát

Đầu tư kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát là loại hình kinh doanh. Loại hình này có sự tác động đối với:

– An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Lào;

– Truyền thống tốt đẹp của nước CHND Lào; và

– Tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội Lào;

Và nhằm để bảo đảm sự cân bằng phát triển các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Việc đầu tư cần phải có sự xem xét; quản lý của cơ quan có liên quan. Trước khi Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa hoặc Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư các cấp cấp phép đầu tư. Do đó doanh nghiệp khi đầu tư sang Lào cần lưu ý những danh mục ngành nghề này. Và điều kiện cần thiết để xin cấp phép trước khi thực hiện đầu tư. Việc lập danh mục kinh doanh có kiểm soát  được lập ra bởi Chính phủ lập theo từng thời kỳ

Đầu tư tổng hợp theo hoạt động kinh doanh nằm ngoài danh mục kinh doanh có kiểm soát

Hoạt động đầu tư nằm ngoài danh sách kinh doanh có kiểm soát. Đây là các loại hình mở rộng hoạt động đầu tư tổng hợp. Trong đó nhà đầu tư chỉ cần thông báo đăng ký doanh nghiệp; hoặc xin phép hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Lào và các quy định có liên quan. Mà không cần phải thông qua sự xem xét của cơ quan có liên quan.

Đầu tư nhượng quyền

Đầu tư nhượng quyền là một khoản đầu tư mà Nhà đầu tư được Nhà nước Lào cho phép. Theo quy định của pháp luật Lào để phát triển và kinh doanh. Đặc biệt là nhượng bộ về đất đai; phát triển các khu kinh tế đặc biệt; khu chế xuất công nghiệp xuất khẩu, khai thác mỏ; phát triển năng lượng điện, hàng không và viễn thông.

Chính phủ Lào quy định chi tiết danh sách doanh nghiệp nhượng quyền.

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư từ Việt Nam sang Lào

Bước 1. Xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Lào

Theo quy định Đầu tư hiện hành, các hoạt động đầu tư sau đây phải xin chủ trương đầu tư:

Các dự án đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội gồm:

a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Trừ trường hợp quy định phải xin chấp thuận của Quốc hội gồm:

a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Các dự án không thuộc phạm vi nêu trên thì không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Chi tiết về thủ tục, hồ sơ cũng như quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định tại Mục 2 Chương 5 Luật Đầu tư 2020. 

Bước 2. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Lào

Điều kiện được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư sang Lào

Để thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với theo quy định pháp luật. Cụ thể là các nguyên tắc của Pháp luật Việt Nam khi thực hiện đầu tư sang Lào.

Thứ hai, các ngành, nghề đầu tư không bị cấm đầu tư sang Lào. Và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

Thứ ba, nhà đầu tư phải có cam kết tự thu xếp ngoại tệ. Hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cam kết này được thực hiện bởi tổ chức tín dụng Việt Nam.

Thứ tư, có quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.

Thứ năm, có văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư của cơ quan thuế Việt Nam. Tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không vượt quá 03 tháng.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thủ tục đầu tư sang Lào thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Lào

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp xin chấp thuận đầu tư chuẩn bị 03 bộ hồ sơ (trong đó có 1 bản gốc) gồm:

a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định;

đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Thời gian và thủ tục cấp phép 

Trường hợp dự án phải xin cấp chấp thuận chủ trương đầu tư. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Và quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong 05 ngày làm việc.

Trường hợp dự án không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nộp kê khai thông tin qua Hệ thống quốc gia về đầu tư. Và nộp hồ sơ nêu trên cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 15 ngày tiếp theo. Đối với hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Đối với hồ sơ chưa hợp lệ hoặc cần làm rõ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu điều chỉnh. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Bộ Kế hoạch Đầu tư tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trong đó có ghi mã số dự án đầu tư. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc không đủ điều kiện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra văn bản từ chối và nêu rõ lý gửi đến nhà đầu tư.

Bước 3. Triển khai hoạt động đầu tư từ Việt Nam sang Lào

Mở tài khoản đầu tư tại Việt Nam

Việc mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện tại một tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng này được phép tại Việt Nam. Và tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Tất cả các giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài. Và ngược lại liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư đã nêu trên.

Chuyển vốn đầu tư sang Lào

Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra sang Lào để thực hiện hoạt động đầu tư. Và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

c) Có tài khoản vốn theo quy định tại như đã nêu trên

Việc chuyển vốn đầu tư sang Lào phải tuân thủ pháp luật. Quy định tại pháp luật về quản lý ngoại hối; xuất khẩu; chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra sang Lào. Nhằm mục địch phục vụ cho hoạt động khảo sát; nghiên cứu; thăm dò thị trường; và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác. Hoạt động này được Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết.

Quy trình đăng ký đầu tư đầu tư tại Lào

Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền xem xét và giải quyết thuộc về Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp Trung ương; hoặc cấp tỉnh của Lào.

Văn phòng này có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành. Và sau đó trình Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư để phê duyệt. Theo thẩm quyền được quy định tại các văn bản quy phạm có liên quan của Lào.

Thời gian và thủ tục giải quyết

Về thời hạn xem xét đầu tư vào các lĩnh vực thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát. Được chính phủ Lào quy định như sau:

Bước 1. Nhà đầu tư Việt Nam xin cấp Giấy phép đầu tư tại Lào; và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với việc thành lập, điều chỉnh giấy chứng nhận theo quy định pháp luật Lào). Thời hạn cấp là 25 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận đơn đầu tư nhận đầy đủ giấy tờ (theo quy định của Pháp luật Lào.

Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền gửi đề nghị đến các ban ngành và chính quyền địa phương để lấy ý kiến. Trong thời gian 02 ngày làm việc. Việc xem xét, trả lời bằng văn bản trong vòng 8 ngày làm việc. Trường hợp không có văn bản trả lời xem như chấp thuận đầu tư.

Bước 3. Sau khi đã nhận được văn bản trả lời của cơ quan tại bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành trực tiếp xem xét. Và đề nghị Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư xem xét trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Bước 4. Cơ quan giải quyết sẽ cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc. Trường hợp từ chối sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.

Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh ngoài danh mục kinh doanh có kiểm soát

Nhà đầu tư chỉ cần tiến hành nộp đơn đăng ký cho cơ quan quản lý ngành nghề; và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Lào và các quy định khác có liên quan của Lào.

Trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích. Khi đăng ký doanh nghiệp, chủ đầu tư có thể yêu cầu Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp thẻ ưu đãi đầu tư.

Thời gian xem xét và giải quyết thủ tục trên là tối đa là 10ngày làm việc. Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn đăng ký kinh doanh.

Trừ các lĩnh vực mà thời hạn đầu tư bị hạn chế bởi các quy định của ngành có liên quan tại Lào. Hoạt động đầu tư nói chung không hạn chế về mặt thời gian đầu tư.

Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh nhượng quyền

Điều kiện của nhà đầu tư Việt Nam kinh doanh nhượng quyền tại Lào

Nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư kinh doanh nhượng quyền tại Lào cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Là pháp nhân. Được thành lập hợp pháp theo quy định tại Pháp luật Việt Nam.
  2. Có kinh nghiệm và thành công trong kinh doanh được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng Lào.
  3. Có khả năng tài chính; hoặc có nguồn tài chính được xác nhận bởi các tổ chức tài chính Lào và Việt Nam;
  4. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Lào.

Thủ tục và hồ sơ xin phép đầu tư tại Lào

Nhà Đầu tư Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  1. Đơn xin phép đầu tư theo quy định của chính phủ Lào;
  2. Sơ yếu lý lịch, kinh nghiệm của chủ đầu tư, công ty: Bản sao hộ chiếu người đại diện theo pháp luật; bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp được cấp tại Việt Nam đối với trường hợp pháp nhân; (được công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự)
  3. Hợp đồng liên doanh;
  4. Giấy uỷ quyền cho người đại diện của cổ đông; công ty; trường hợp người đó là người đại diện theo Pháp luật Việt Nam.
  5. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc kế hoạch kinh doanh theo quy định pháp luật Lào;
  6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xã hội và tự nhiên;
  7. Giấy chứng nhận tình trạng tài chính hoặc tài liệu chứng minh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng, báo cáo tài chính đã được xác nhận trong hai năm gần nhất;

Thủ tục đăng ký kinh doanh nhượng quyền do Luật doanh nghiệp Lào theo quy định;

Thời hạn xem xét và giải quyết

Nhà đầu tư Việt Nam được cấp Giấy phép đầu tư trong thời hạn 65 ngày làm việc. Tính từ ngày Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào, Văn phòng Đầu tư một cửa thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định từ chối.

Thời hạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền

Thời hạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền tuỳ thuộc vào loại hình; quy mô; giá trị đầu tư; điều kiện và báo cáo nghiên cứu khả thi của doanh nghiệp. Phù hợp với pháp luật có liên quan. Nhưng không quá 50 năm.

Thời hạn ưu đãi đầu tư có thể được gia hạn. Khi có sự chấp thuận của Chính phủ Lào, Quốc hội Lào hoặc Hội đồng cấp tỉnh Lào theo quy định của pháp luật có liên quan của Lào.

Các lưu ý về vốn đăng ký và nhập khẩu vốn theo quy định Pháp Luật Lào

Vốn đăng ký kinh doanh chung

Khi thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào. Vốn đăng ký của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chung được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Lào. Và pháp luật và các quy định của ngành có liên quan của Lào.

Vốn đăng ký kinh doanh nhượng quyền

Vốn đăng ký kinh doanh nhượng quyền không thấp hơn ba mươi phần trăm(30%) tổng vốn.

Vốn đăng ký kinh doanh nhượng quyền phải được thể hiện rõ ràng. Cụ thể là trong tài sản; và giá trị tài sản trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên vốn kinh doanh nhượng quyền không được thấp hơn vốn đăng ký

Nhập khẩu vốn kinh doanh tổng hợp

Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các doanh nghiệp Lào phải góp vốn ít nhất ba mươi phần trăm (30%) tổng vốn đăng ký. Thời hạn góp vốn là chín mươi (90) ngày; kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Vốn còn lại thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Lào hoặc các luật có liên quan khác của Lào.

Vốn có thể được nhập khẩu bằng tiền mặt; hoặc hiện vật phù hợp với các luật và quy định có liên quan của Lào.

Đối với hoạt động nhập khẩu tiền mặt hoặc hiện vật. Nhà đầu tư phải mang theo các chứng từ bổ sung để được Ngân hàng Quốc gia Lào xác nhận. Theo quy định của pháp luật có liên quan của nước CHND Lào.

Đăng ký vốn đầu tư để kinh doanh nhượng quyền

Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào theo hình thức nhượng quyền góp vốn đăng ký theo mức tối thiểu sau đây:

  1. Ba phần trăm (3%) vốn đăng ký đối với các dự án có giá trị đầu tư dưới 10 triệu USD;
  2. Hai phần trăm (2%) vốn đăng ký đối với các dự án có giá trị đầu tư từ 10 triệu đến 500 triệu USD;
  3. Một phẩy năm phần trăm (1,5%) vốn đăng ký đối với các dự án có giá trị đầu tư từ 500 triệu đến 1 tỷ USD;
  4. Một phần trăm (1%) vốn đăng ký đối với các dự án có giá trị đầu tư trên 1 tỷ USD;

Phần vốn này được góp trong thời hạn chín mươi (90) ngày. Thời gian kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư; và số còn lại trong thời hạn 02 năm. Vốn đăng ký như trên có thể được sử dụng để phát triển các dự án theo các quy định cụ thể.

Quy định của pháp Luật Việt Nam về sử dụng lợi nhuận tư tại Lào

Nhà đầu tư Việt Nam được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư tại Lào. Để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

1/ Tiếp tục góp vốn đầu tư tại Lào trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

2/ Tăng vốn đầu tư tại Lào

3/ Thực hiện dự án đầu tư mới tại Lào.

Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo quy định đối với trường hợp 1 và 2 ở trên. Và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp 3 nêu trên.

Chuyển lợi nhuận từ Lào về Việt Nam

Trong thời hạn 06 tháng. Tính từ thời điểm có báo cáo quyết toán thuế; hoặc văn bản pháp lý tương đương. Theo quy định của pháp luật tại Lào. Nhà đầu tư bắt buộc chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được; và các khoản thu nhập khác từ đầu tư tại Lào về Việt Nam. Ngoài trừ các trường được giữ lại lợi nhuận đã nêu.

Trường hợp không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam như đã nói trên. Nhà đầu tư phải thông báo trước cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản. Việc chuyển lợi nhuận về nước phải được thực hiện tối đa là 12 tháng. Tính từ ngày hết thời hạn tại khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư 2020.

Nếu quá thời hạn chuyển lợi nhuận mà không có sự thông báo trước. Hoặc việc chuyển lợi nhuận đã bị quá hạn. Nhà đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp Luật Việt Nam.

Các chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ Lào

Tại Điều 4 Luật Khuyến khích Đầu tư nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) khẳng định:

Chính phủ Lào khuyến khích các hoạt động đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Bao gồm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thông qua việc đề ra cơ chế; chính sách để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Việc khuyến khích bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng; cung cấp các thông tin cần thiết; đề ra các chính sách thuế, phí, lao động và quyền sử dụng đất; tiếp cận tài chính, đối xử bình đẳng, và nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền sở hữu đối với quyền như: quyền sử dụng; quyền sở hữu; quyền thừa kế; chuyển giao quyền; và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ Lào luôn khuyến khích đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động kinh doanh. Và các khu vực trên cả nước ngoài . Trừ các lĩnh vực và hoạt động kinh doanh được coi là gây bất lợi cho an ninh quốc gia. Hoặc gây tác động xấu đối với môi trường tự nhiên hiện tại và trong thời gian dài; gây hại cho sức khoẻ cộng đồng và văn hoá đất nước.

Nguyên tắc của Pháp luật Việt Nam khi thực hiện đầu tư sang Lào

Tại Luật Đầu tư 2020, Nhà nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) đã nêu các nguyên tắc đầu về đầu tư nước ngoài như sau:

Thứ nhất, nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn khuyến khích việc đầu tư ra nước ngoài. Với mục đích là khai thác, phát triển và mở rộng thị trường và thu ngoài tệ. Cũng như tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Thứ hai, nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại từ nước ngoài. Qua đó giúp nâng cao năng lực quản trị .Đồng thời giúp bổ sung nguồn lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thứ ba, nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ pháp luật về Đầu tư; các pháp luật có liên quan. Đồng thời phải tuân thủ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Cũng như các điều ước quốc tế có liên quan. Và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư của mình.

Nguyên tắc của việc khuyến khích đầu tư tại Lào

Việc khuyến khích đầu tư sang Lào phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc đầu tư phải phù hợp với định hướng; chính sách; chiến lược; quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nước CHDCND Lào. Cũng như phù hợp với kế hoạch phát triển ngành; từng địa phương; và tăng trưởng kinh tế – xã hội ở từng thời kỳ.

Thứ hai, việc đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ với sự tăng cường quản lý của Nhà nước Lào. Theo hướng tập trung, thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ nước CHDCND Lào.

Thứ ba, nhà đầu tư được đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật Lào.

Thứ tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể, nhân dân và nhà đầu tư.

Thứ năm, các dịch vụ đầu tư một cửa được bảo đảm thực hiện một cách thuận tiện; nhanh chóng; minh bạch; hiệu quả và hợp pháp;

Thứ sáu, bảo đảm cạnh tranh kinh doanh công bằng;

Thứ bảy, việc đầu tư phải bảo đảm an ninh quốc gia; và trật tự an toàn xã hội. Góp phần phát triển văn hóa tinh hoa của dân tộc. Và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả theo hướng xanh và bền vững.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của TST Consultant về Thủ tục đầu tư sang Lào. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

TST Consultant (st, tổng hợp các nguồn từ internet)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *